CHÚC QUÝ KHÁCH XEM BLOG CỦA TÔI VUI VẺ
2012年03月09日 - 杨东 - 杨东小园BÀI TIẾP THEO MỜI QUÝ VỊ THƯỞNG THỨC GÓP Ý KIẾN CHO TÔI

CHÚC QUÝ KHÁCH MỘT NGÀY VUI VẺ HẠNH PHÚC
.
2012年03月09日 - 杨东 - 杨东小园 PHẬT ĐẢN VIỆT NAM

LỜI PHẬT DẠY
Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất chính mình Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết An ủi lớn nhất của đời người là hạnh bố thí

Lời dạy cuối cùng của đức Phật trước khi nhập Niết bàn



Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".


1. Phật báo tin sắp nhập Niết bàn

Khi giác hạnh đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Ðến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại chừng 120 dặm. Một hôm, Ngài gọi ông A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo:

-"A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và đạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô thường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập ".
Tin đức Phật sắp vào Niết bàn, lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử của Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.

Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, đức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo. Một hôm Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Ðà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng nhận lời cùng các đệ tử theo ông về. Ðến nhà ông Thuần Ðà dọn ra cúng đường Ngài một bát cháo nấm Chiên đàn, thường gọi là nấm heo rừng, vì giống nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.

Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giã ông Thuần Ðà ra đi. Ðược một quãng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên, trong rừng cây Ta La (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chia ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải, mặt xây về hướng mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.

Nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài 80 tuổi, tên Tu Bạc Ðà La đến xin xuất gia thọ giới Sa di với Ngài, Ngài hoan hỷ nhận lời. Ðó là người đệ tử chót trong đời Ngài.

2. Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc  

Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

a) Y, bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp.

b) Các đệ tử phải lấy Giới luật làm Thầy.

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn".

d)  của Ngài sẽ chia làm ba phần:

- Một phần cho Thiên cung,  
- Một phần cho Long cung,  
- Một phần chia cho 8 vị Quốc vương ở Ấn Độ

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng.

- "Này! ! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở  một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

- "Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có  cuả đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!".

Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào . Lúc bấy giờ  nhằm ngày Rằm tháng Hai Âm lịch (theo giáo sử Trung hoa).

Rừng cây Ta-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như chìm lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly.

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vao trong kim quan và 7 ngày sau, đua kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu).

Tám vị Quốc vương lớn ở Ấn Độ kéo binh hùng tương dũng đến toan tranh dành Xá lợi. Nhưng ông Hương Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thế việc phân chia Xá lợi đều được ổn thỏa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy chia sẻ lên facebook

CÁC CHIẾN BINH ĐƯA LÊN FACEBOOK