Trong phong thủy có rất nhiều vật phẩm mang ý nghĩa cát tường, thu hút tài lộc,gia tăng tuổi thọ,thêm may mắn trong cuộc sống cũng như làm ăn.
Thủy là biểu tượng của tiền của, nếu đặt một con voi đồng cỡ vừa trong nhà dùng để “hút thủy” thì đại tài, tiểu tài sẽ đến, trong nhà luôn có điềm lành. Nếu đặt ở chỗ tài vị thịnh, thì cả nhà được lộc.
9. Con dơi
Người Trung Quốc quan niệm con Dơi là loại thú tốt lành, họ gọi con dơi là Phúc Thử vì hình dáng nó giống con chuột. Chữ Phúc trong “con Dơi” đồng âm với chữ Phúc trong tốt phúc, nên với người Trung Quốc con dơi là biểu tượng của Phúc, quả đào tượng trưng cho chữ Thọ và 2 đồng tiền tượng trưng cho chữ Lộc.
Chúng ta đều biết, người Trung Quốc thích dùng hình ảnh con dơi để biểu tượng cho phúc, còn lỗ vuông đục giữa đồng tiền là biểu tượng cho con mắt của đồng tiền, trên đồng tiền cổ thường chạm thêm hình một con dơi, như vậy gộp hai hình lại sẽ thành “phúc đáo nhỡn tiền”. Ta thấy những bức vẽ này rất nhiều trên tranh và trên bề mặt đồ sứ.
10. Gà đồng
Con Gà trong hán tự có âm đọc là Kê đồng âm với chữ Kiết trong từ Kiết Tường. Đồng thời con gà tượng trưng cho người quân tử, trung tín bởi thế nó có tác dụng hoá giải đào hoa sát như thói trăng hoa, dâm tình như các bộ sao 1-7. Ngoài ra, con gà còn tượng trưng cho tính cần cù chăm chỉ. Vì vậy sẽ mang lại tài lộc và sự no đủ.
11. Cá chép
Trong truyền thuyết ai cũng biết câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng, cao quý. Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.
Ngũ hành: Thuỷ. Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ khí tức là nguồn tài lộc dồi dào.
12. Ngựa : “mã đáo thành công “
Ngựa là con vật trung thành nhất. Nó được xem là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài và may mắn mang lại tài lộc. Người xưa thường dùng ngựa để chúc tụng nhau trong hành sự hay làm ăn được suôn sẻ “Mã đáo thành công”. Chính vì thế, doanh nhân thường chọn cho mình những biểu tượng ngựa thích hợp cho từng công việc làm ăn.
Những biểu tượng Ngựa Phong Thủy thường thấy là hình ảnh Ngựa phi nước đại (“Lộc Mã”) hoặc là Tam Mã/ Bát Mã huy hoàng.
Lộc Mã tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến trong tiền tài. Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác lâu ngày hoặc bôn ba đây đó. Những doanh nhân thường xuyên phải đi công tác, làm ăn xa coi đây là biểu tượng may mắn không thể thiếu trong kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nhân thường đặt ngựa ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này.
Tam mã – 3 con, sẽ có tác dụng phát huy Thổ khí trong “Vận Tám” nên còn có tác dụng bổ trợ phong thủy cho văn phòng.
Bát Mã – 8 con phi nước đại tượng trưng cho sao Bát Bạch rất vượng khí, nên sẽ đem lại nguồn tài lộc dồi dào, vô tận cho doanh nhân.
Những doanh nhân thích dùng Ngựa Phong Thủy đã rút ra được những lưu ý rất thú vị như sau:
* Doanh nhân tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa.
* Không được đặt ngựa trong bếp, trong nhà tắm
* Ngựa không được dùng trong việc hóa giải sát khí.
* Dùng Ngựa Phong Thủy khi đang cầu mong tài lộc, phát đạt trong kinh doanh, tăng tiến về tiền tài, và các dự án được hoàn thành sớm trước dự kiến…
13. Rùa đầu Rồng
Rùa đầu Rồng hay còn gọi là Long Qui, là con vật huyền thoại kết hợp 2 đặc tính của Rồng và Rùa. Rồng và Rùa là hai loại trong bộ Tứ Linh: “Long, Phượng, Hổ, Rùa”. Long Qui là con vật mang ý nghĩa hoạnh tài, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài trong kinh doanh.
Trong bày trí, những phương vị tốt lành không thể thiếu được Long Qui để vượng tài. Những doanh nhân người Hoa thường chọn hình tượng con vật đầu Rồng, mình Rùa (Qui) đội thúng vàng để cầu mong sự trường thọ, công danh tốt đẹp, tấn tài tấn lộc trong kinh doanh.
14. Kỳ Lân
Đây cũng là 1 con vật trong bộ Tứ Linh, nên uy lực rất mạnh.
Lân là con cái, còn con đực gọi là Kỳ, gọi chung là Kỳ Lân.
Theo truyền thuyết, Kỳ lân thuộc loài nai, hình dáng giống như con hươu, mình vằn, có một sừng trên đầu, chỉ ăn cỏ, nên gọi nó là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ). Đôi Kỳ lân là vật khí mang lại sự bình an thuận hoà, con cái thông minh hiếu thảo, tài lộc dồi dào.
Cách trưng bày : bày ngoài cửa hoặc trong phòng khách ,văn phòng làm việc.Dùng (Kỳ Lân gốm – hành Thổ) bày phía Đông Bắc,Tây Nam,Chính Nam,Đông Nam.
Ngoài việc hóa sát, Kỳ Lân còn có tác dụng Chiêu Tài, Thêm Đinh. Nam nữ đều dùng được.
15. Long thần tọa
Rồng là con vật đứng đầu trong Tứ Linh, là 1 loại thú lành (nam giới dùng thích hợp hơn nữ), nên ngoài việc hóa sát nó còn tăng cường phát huy quyền lực, người có chức vụ cao dùng nó càng có hiệu quả lớn.
Rồng mang lại rất nhiều may mắn. Rất thích hợp cho người làm việc hành chính, hoặc hoạt động chính trị, giúp chống lại những lời dèm pha, đè ép bọn tiểu nhân và tăng cường quyền uy. Nếu gia chủ muốn quan hệ ngoại giao ngày càng tiển triển thuận lợi thì nên đặt Vật phẩm này ở góc trái bàn viết, treo biểu tượng này ở hướng bên trái (tính từ trong nhà nhìn ra – Tả Thanh Long) hoặc có thể đặt tượng rồng nhìn ra cửa.
Nói chung về loại Rồng, thì không nên đặt hướng đầu Rồng về phòng ngủ, nhất là phòng ngủ trẻ em. Nếu treo tranh Rồng thì tốt nhất là dùng khung màu kim.
Chín con rồng biểu tượng cho sức mạnh, thành công và mạnh mẽ. Số lượng Rồng trong tranh nếu nhiều thì phải có 1 con chủ bầy, nếu không là Quần Long Vô Chủ, chỉ gây hại chứ không có lợi.
16. Hổ mạ vàng
Trong phong thuỷ thường dùng hai khái niệm là “Tả thanh long, hữu bạch hổ” để chỉ hai cục thế bên cạnh huyệt. Hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, đại diện cho chư vị tướng quân chuyên phù trợ chánh pháp.
Hổ dùng tiếp khí cho các cát tinh Lục Bạch, Bát Bạch. Cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần.
Là pháp khí của công danh và sự tăng tiến trong kinh doanh, tài lộc và quyền lực, chống lại tiểu nhân. Cũng có thể dùng để trấn yểm khi nhà bị phạm vào cấm kỵ hoặc bị Sát tinh chiếu hướng.
Cách sử dụng: Đặt nơi phòng khách, trên bàn làm việc, nơi các vượng tinh như Lục Bạch, Bát Bạch phối chiếu. Trấn yểm nơi hung tinh chiếu đến, hỗ trợ cho bản mệnh người Dần, Ngọ, Tuất, Mão,Thìn. Tránh đặt trong phòng ngủ, nơi hung tinh Nhị Hắc, Tam Bích chiếu đến.
Khi đặt tượng hoặc treo tranh, người ta thường kết hợp: ngựa (biểu tượng phát đạt, tấn tới), hổ (biểu tượng quyền lực, công danh), lợn (biểu tượng no đủ, giàu sang), để trở thành “tam cát”.
17. Sư tử
Nghê là con vật huyền thoại có từ rất lâu đời (giống như sư tử), là loài thú đại diện cho sức mạnh. Nghê là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa ngôi nhà, miệng há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà. Vì vậy, trong mỗi đình chùa ta thường thấy có tượng hai con nghê đá canh cửa.
Trong Phong Thuỷ, tượng Nghê thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, đường vòng, hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà …, đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong cho 1 cơ quan, 1 công ty lớn, tăng thêm sinh khí cho nhà ở …
Sư tử (Nghê) luôn đặt có đôi, 1 đực, 1 cái mới đúng, xin thận trọng, đừng mua nhầm. Ngoài ra, khi đặt sư tử nên lưu ý nó có nhiều chất liệu, nhiều màu sắc, nên chọn chất liệu và màu thích hợp với Ngũ hành nơi đặt nó. Và 1 điểm rất quan trọng nữa là sư tử luôn đặt ngó ra ngoài, không được ngó vào nhà.
Sư tử đá rất thích hợp với những người sống bằng nghề nước bọt như luật sư , diễn viên. Trong phòng làm việc của những người làm nghề này có thể đặt 1 đôi để gây thêm thanh thế , tăng tài lộc.
18. Kim Thiền
Kim Thiền (Thiềm Thư) là con vật huyền thoại, là cóc vàng có 3 chân biểu tượng của Thần Tài, của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc, và là biểu tượng dùng để biến hung thành cát trong công việc.
Cóc vàng 3 chân được doanh nhân chuyên dùng trang trí ở những khi vực để tăng cường tài lộc. Bởi lẽ Thiềm Thư được tương truyền là con vật chỉ ăn vào mà không biết tiết ra, nên nó tượng trưng cho tài lộc, giảm thiểu rủi ro. Biểu tượng Thiềm Thư ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà, là biểu tượng của sự may mắn rất được doanh nhân chọn làm biểu tượng đặt trên bàn làm việc.
Thiềm Thư còn đại diện cho mặt trăng, bởi những hoa văn trên mình nó giống như mặt trăng dùng để quan sát về đêm. Nó mang ý nghĩa giúp doanh nhân phòng tránh được những thủ đoạn, mánh khóe của đối thủ trong kinh doanh, trao đổi làm ăn.
Cóc vàng ba chân thường được bày trên bàn làm việc của doanh nhân, hoặc trong phòng khách, văn phòng, trên bàn thờ Thần Tài và trên két bạc để vượng tài lộc.
19. Tỳ Hưu
Những doanh nhân mê phong thủy cũng thường chọn cho mình biểu tượng Tỳ Hưu khi muốn gia tăng tài lộc và hóa giải tà khí trong kinh doanh.
Theo truyền thuyết, Tỳ hưu là một loại thú có sừng, có bờm uốn cong rất dài nên còn có tên gọi là “Hươu Trời”, hai cái sừng của nó có tác dụng “trừ tà”, về sau có xu hướng phát triển thành con thú một sừng. Người ta nói rằng Tỳ Hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ, không những đem tài lộc mà còn có tác dụng hóa giải sát khí của sao Nhị- Ngũ hành Thổ vốn đem lại tai họa về bệnh tật, nên đây là vật khí dùng để bổ trợ cho vị trí- phong thổ nhà ở, văn phòng công ty rất hiệu quả.
Doanh nhân thường chọn đặt Tỳ Hưu trên bàn làm việc, hoặc ở các huyệt tài lộc trong công ty và phải hướng đầu ra cửa chính hoặc cửa sổ để cầu mong mọi sự như ý.
Sau đây là 19 vật phẩm phong thủy phổ biến:
1. Thuyền buồm
Thuyền
buồm được xem là biểu tượng của sự thành công trong kinh doanh. Trước
đây, những thương nhân người Hoa thường chọn hình ảnh thuyền buồm làm
logo bởi vì nó tượng trưng cho gió, mang ý nghĩa của sự “thuận buồm xuôi
gió”, mang lại nhiều cuộc giao dịch kinh doanh tốt đẹp và thu được
nhiều lợi nhuận.
Để
kích hoạt vận may trong kinh doanh, các doanh nhân thường đặt một chiếc
thuyền buồm (Cát Tường Như Ý) trên bàn làm việc hay gần cửa ra vào sao
cho chiếc thuyền di chuyển theo hướng vào bên trong với ý nghĩa mang về
dồi dào nhiều của cải và tài lộc.
Trong phong thủy, thuyền buồm lộng gió chở đầy vàng được xem là mang lại nhiều may mắn nhất cho doanh nhân.
Trong phong thủy, thuyền buồm lộng gió chở đầy vàng được xem là mang lại nhiều may mắn nhất cho doanh nhân.
2. Quả cầu phong thủy
Trong vận 8, từ năm 2004 đến năm 2023, cát khí của sao Bát Bạch Thổ tinh phát ra mạnh nhất chi phối toàn bộ Tinh Bàn. Quả cầu phong thủy mang cát khí của Thổ, lại được thiết kế trên bệ quay nên khí của nó càng phát ra mạnh mẽ.
Vì
thế quả cầu phong thủy là vật khí có năng lượng vô cùng mạnh mẽ cho
những ai theo đuổi việc học hành cũng như thúc đẩy bạn quan tâm, chú ý
hơn đến việc học hành.
Qủa
cầu phong thủy mang lại sự thông tuệ, uyên bác, sáng suốt, trôi chảy và
mở mang mối quan hệ, giao tiếp cho bạn. Tất cả các doanh nghiệp thành
đạt, những người giàu có, học vấn cao, luật sư, chính trị gia, đều đặt
quả cầu phong thủy trên bàn làm việc.
3. Phúc – Lộc -Thọ
Phúc
Lộc Thọ hay Phước Lộc Thọ (bính âm: Fú Lữ Shòu, Giản thể: 福禄寿; Phồn
thể: 福祿壽;) là thuật ngữ thường được sử dụng trong văn hóa Trung Hoa và
những văn hóa chịu ảnh hưởng từ nó, để nói về ba điều cơ bản của một
cuộc sống tốt đẹp là: những điều lành (Phúc), sự thịnh vượng (Lộc), và
tuổi thọ (Thọ). Mỗi điều tượng trưng bởi một vị thần, ba vị này thường
gọi chung là ba ông Phúc-Lộc-Thọ hay Tam Đa, và thường không được tách
rời.
Cát
khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài tăng
tiến, thường dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về
phúc lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khoẻ và cầu
sinh thêm con cái …
Ông Phúc
Ông
Phúc thường được đặt ở giữa tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương
truyền, Ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan niệm
xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ
đang nắm lấy áo Ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có
hình ảnh con dơi bay xuống gần ông (dơi phát âm giống “phúc”).
Ông Lộc
Ông
Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền
thuyết, Ông Lộc được sinh ra tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của
Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của.
Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, “lộc” phát âm gần với
“lục”, tay cầm “trượng như ý” hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh
(hươu cũng được phát âm giống “lộc”).
Ông Thọ
Ông
Thọ tượng trưng cho sống lâu, trường thọ với hình ảnh là một ông già
râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường
có thêm có con hạc.
4. Quan công cưỡi ngựa
Quan
Vân Trường là một võ quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa thời Tam
Quốc. Ông là một võ tướng trung nghĩa hàng đầu, sau khi mất đã được hiển
thánh và được nhân dân đời đời thờ phụng.
Quan
Công là vị thánh chuyên trấn áp hung khí, chống lại tà ma ngoại đạo.
Những hướng nhà xấu không hợp với tuổi của gia chủ thì nên dùng tượng
Quan Công trấn giữ ở cửa. Hướng nhà bị sao xấu chiếu tới cũng dùng tượng
Quan Công để chế hoá. Đặc biệt là dùng trong các trường hợp căn nhà,
căn phòng nhiều âm khí dễ sinh tai hoạ và bệnh tật cho gia chủ.
5. Hổ phù
Một
trong những vật khí đặc trưng được dùng nhiều trong các ngôi nhà cổ,
sang trọng. Nhiều nơi còn cải biên thành nắm tay có vòng khuyên để gõ
cửa, kéo cửa.
Tác dụng chính là xua đuổi tà ma, tăng sự uy nghiêm cho ngôi nhà.
Treo trước hoặc sau cửa ra vào chính. Ngoài ra còn có thể dùng ở các vị trí cần thiết khác.
6. Hươu
“Lộc”
nghĩa là hươu có âm trùng với Lộc trong Phúc Lộc , vì vậy hình tượng
con hươu tượng trủng cho điều may mắn, tài lộc, thích hợp để bày biện
nơi văn phòng, nhà ở….
Trên
tranh, người ta hay vẽ một con dơi biểu tượng cho Phúc và một con hươu
biểu tượng cho Lộc, hai con ở bên nhau mang ý nghĩa Phúc Lộc vẹn cả đôi,
một số bức tranh khác, bên cạnh hươu và dơi còn vẽ thêm ông Thọ cho đủ
tam tinh “Phúc Lộc Thọ toàn”.
7. Trâu vàng kéo xe
Con trâu là biểu tượng của sự hiền lành, nhẫn nại, siêng năng, và sức mạnh.
Trâu Vàng tượng trưng cho ước vọng về mùa màng tốt đẹp, công ăn việc làm được thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ấm no, hạnh phúc, …
Biểu
tượng con Trâu vàng kéo xe rất thích hợp với sự phát triển “chậm mà
chắc”, với những xu hướng nền tảng như: hài hòa, chất phác, chăm chỉ,
cần cù lao động, tình nghĩa thủy chung, kiên cường … Gốc có bền, cây mới
vươn cao, nền móng có chắc chắn thì ngôi nhà mới vững chãi được.
8. Voi
Từ
hàng ngàn năm nay, con voi đã được xe là một biểu tượng của quyền lực,
trí tuệ, uy dũng, trung thực, và tuổi thọ. Niềm tin này không chỉ có tại
một nền văn hóa duy nhất mà ít nhất là của ba nước: Trung Quốc, Châu
Phi, và Ấn Độ.
Vật
khí này được sử dụng chủ yếu để thúc đẩy tình yêu và lòng trung giữa
các cặp vợ chồng. Nhưng một số cũng sử dụng nó để tăng cường những phẩm
chất bẩm sinh của họ mà cụ thể là nhân phẩm, tình báo, và sựự khôn
ngoan.Thủy là biểu tượng của tiền của, nếu đặt một con voi đồng cỡ vừa trong nhà dùng để “hút thủy” thì đại tài, tiểu tài sẽ đến, trong nhà luôn có điềm lành. Nếu đặt ở chỗ tài vị thịnh, thì cả nhà được lộc.
9. Con dơi
Người Trung Quốc quan niệm con Dơi là loại thú tốt lành, họ gọi con dơi là Phúc Thử vì hình dáng nó giống con chuột. Chữ Phúc trong “con Dơi” đồng âm với chữ Phúc trong tốt phúc, nên với người Trung Quốc con dơi là biểu tượng của Phúc, quả đào tượng trưng cho chữ Thọ và 2 đồng tiền tượng trưng cho chữ Lộc.
Chúng ta đều biết, người Trung Quốc thích dùng hình ảnh con dơi để biểu tượng cho phúc, còn lỗ vuông đục giữa đồng tiền là biểu tượng cho con mắt của đồng tiền, trên đồng tiền cổ thường chạm thêm hình một con dơi, như vậy gộp hai hình lại sẽ thành “phúc đáo nhỡn tiền”. Ta thấy những bức vẽ này rất nhiều trên tranh và trên bề mặt đồ sứ.
10. Gà đồng
Con Gà trong hán tự có âm đọc là Kê đồng âm với chữ Kiết trong từ Kiết Tường. Đồng thời con gà tượng trưng cho người quân tử, trung tín bởi thế nó có tác dụng hoá giải đào hoa sát như thói trăng hoa, dâm tình như các bộ sao 1-7. Ngoài ra, con gà còn tượng trưng cho tính cần cù chăm chỉ. Vì vậy sẽ mang lại tài lộc và sự no đủ.
11. Cá chép
Trong truyền thuyết ai cũng biết câu chuyện cá chép vượt vũ môn hoá rồng, vì thế cá chép được coi là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí, linh thiêng, cao quý. Cá chép là một trong những pháp khí vô cùng tốt cho cả hai phương diện công danh và tài lộc.
Ngũ hành: Thuỷ. Trong làm ăn buôn bán thì cá chép đại diện cho Thuỷ khí tức là nguồn tài lộc dồi dào.
12. Ngựa : “mã đáo thành công “
Ngựa là con vật trung thành nhất. Nó được xem là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài và may mắn mang lại tài lộc. Người xưa thường dùng ngựa để chúc tụng nhau trong hành sự hay làm ăn được suôn sẻ “Mã đáo thành công”. Chính vì thế, doanh nhân thường chọn cho mình những biểu tượng ngựa thích hợp cho từng công việc làm ăn.
Những biểu tượng Ngựa Phong Thủy thường thấy là hình ảnh Ngựa phi nước đại (“Lộc Mã”) hoặc là Tam Mã/ Bát Mã huy hoàng.
Lộc Mã tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến trong tiền tài. Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác lâu ngày hoặc bôn ba đây đó. Những doanh nhân thường xuyên phải đi công tác, làm ăn xa coi đây là biểu tượng may mắn không thể thiếu trong kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nhân thường đặt ngựa ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này.
Tam mã – 3 con, sẽ có tác dụng phát huy Thổ khí trong “Vận Tám” nên còn có tác dụng bổ trợ phong thủy cho văn phòng.
Bát Mã – 8 con phi nước đại tượng trưng cho sao Bát Bạch rất vượng khí, nên sẽ đem lại nguồn tài lộc dồi dào, vô tận cho doanh nhân.
Những doanh nhân thích dùng Ngựa Phong Thủy đã rút ra được những lưu ý rất thú vị như sau:
* Doanh nhân tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa.
* Không được đặt ngựa trong bếp, trong nhà tắm
* Ngựa không được dùng trong việc hóa giải sát khí.
* Dùng Ngựa Phong Thủy khi đang cầu mong tài lộc, phát đạt trong kinh doanh, tăng tiến về tiền tài, và các dự án được hoàn thành sớm trước dự kiến…
13. Rùa đầu Rồng
Rùa đầu Rồng hay còn gọi là Long Qui, là con vật huyền thoại kết hợp 2 đặc tính của Rồng và Rùa. Rồng và Rùa là hai loại trong bộ Tứ Linh: “Long, Phượng, Hổ, Rùa”. Long Qui là con vật mang ý nghĩa hoạnh tài, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài trong kinh doanh.
Trong bày trí, những phương vị tốt lành không thể thiếu được Long Qui để vượng tài. Những doanh nhân người Hoa thường chọn hình tượng con vật đầu Rồng, mình Rùa (Qui) đội thúng vàng để cầu mong sự trường thọ, công danh tốt đẹp, tấn tài tấn lộc trong kinh doanh.
14. Kỳ Lân
Đây cũng là 1 con vật trong bộ Tứ Linh, nên uy lực rất mạnh.
Lân là con cái, còn con đực gọi là Kỳ, gọi chung là Kỳ Lân.
Theo truyền thuyết, Kỳ lân thuộc loài nai, hình dáng giống như con hươu, mình vằn, có một sừng trên đầu, chỉ ăn cỏ, nên gọi nó là Nhân thú (con thú có lòng nhân từ). Đôi Kỳ lân là vật khí mang lại sự bình an thuận hoà, con cái thông minh hiếu thảo, tài lộc dồi dào.
Cách trưng bày : bày ngoài cửa hoặc trong phòng khách ,văn phòng làm việc.Dùng (Kỳ Lân gốm – hành Thổ) bày phía Đông Bắc,Tây Nam,Chính Nam,Đông Nam.
Ngoài việc hóa sát, Kỳ Lân còn có tác dụng Chiêu Tài, Thêm Đinh. Nam nữ đều dùng được.
15. Long thần tọa
Rồng là con vật đứng đầu trong Tứ Linh, là 1 loại thú lành (nam giới dùng thích hợp hơn nữ), nên ngoài việc hóa sát nó còn tăng cường phát huy quyền lực, người có chức vụ cao dùng nó càng có hiệu quả lớn.
Rồng mang lại rất nhiều may mắn. Rất thích hợp cho người làm việc hành chính, hoặc hoạt động chính trị, giúp chống lại những lời dèm pha, đè ép bọn tiểu nhân và tăng cường quyền uy. Nếu gia chủ muốn quan hệ ngoại giao ngày càng tiển triển thuận lợi thì nên đặt Vật phẩm này ở góc trái bàn viết, treo biểu tượng này ở hướng bên trái (tính từ trong nhà nhìn ra – Tả Thanh Long) hoặc có thể đặt tượng rồng nhìn ra cửa.
Nói chung về loại Rồng, thì không nên đặt hướng đầu Rồng về phòng ngủ, nhất là phòng ngủ trẻ em. Nếu treo tranh Rồng thì tốt nhất là dùng khung màu kim.
Chín con rồng biểu tượng cho sức mạnh, thành công và mạnh mẽ. Số lượng Rồng trong tranh nếu nhiều thì phải có 1 con chủ bầy, nếu không là Quần Long Vô Chủ, chỉ gây hại chứ không có lợi.
16. Hổ mạ vàng
Trong phong thuỷ thường dùng hai khái niệm là “Tả thanh long, hữu bạch hổ” để chỉ hai cục thế bên cạnh huyệt. Hổ là con vật linh thiêng và đầy uy quyền thường được thờ phụng, đại diện cho chư vị tướng quân chuyên phù trợ chánh pháp.
Hổ dùng tiếp khí cho các cát tinh Lục Bạch, Bát Bạch. Cũng có thể bổ trợ cho bản mệnh người tuổi Dần.
Là pháp khí của công danh và sự tăng tiến trong kinh doanh, tài lộc và quyền lực, chống lại tiểu nhân. Cũng có thể dùng để trấn yểm khi nhà bị phạm vào cấm kỵ hoặc bị Sát tinh chiếu hướng.
Cách sử dụng: Đặt nơi phòng khách, trên bàn làm việc, nơi các vượng tinh như Lục Bạch, Bát Bạch phối chiếu. Trấn yểm nơi hung tinh chiếu đến, hỗ trợ cho bản mệnh người Dần, Ngọ, Tuất, Mão,Thìn. Tránh đặt trong phòng ngủ, nơi hung tinh Nhị Hắc, Tam Bích chiếu đến.
Khi đặt tượng hoặc treo tranh, người ta thường kết hợp: ngựa (biểu tượng phát đạt, tấn tới), hổ (biểu tượng quyền lực, công danh), lợn (biểu tượng no đủ, giàu sang), để trở thành “tam cát”.
17. Sư tử
Nghê là con vật huyền thoại có từ rất lâu đời (giống như sư tử), là loài thú đại diện cho sức mạnh. Nghê là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa ngôi nhà, miệng há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà. Vì vậy, trong mỗi đình chùa ta thường thấy có tượng hai con nghê đá canh cửa.
Trong Phong Thuỷ, tượng Nghê thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, đường vòng, hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà …, đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong cho 1 cơ quan, 1 công ty lớn, tăng thêm sinh khí cho nhà ở …
Sư tử (Nghê) luôn đặt có đôi, 1 đực, 1 cái mới đúng, xin thận trọng, đừng mua nhầm. Ngoài ra, khi đặt sư tử nên lưu ý nó có nhiều chất liệu, nhiều màu sắc, nên chọn chất liệu và màu thích hợp với Ngũ hành nơi đặt nó. Và 1 điểm rất quan trọng nữa là sư tử luôn đặt ngó ra ngoài, không được ngó vào nhà.
Sư tử đá rất thích hợp với những người sống bằng nghề nước bọt như luật sư , diễn viên. Trong phòng làm việc của những người làm nghề này có thể đặt 1 đôi để gây thêm thanh thế , tăng tài lộc.
18. Kim Thiền
Kim Thiền (Thiềm Thư) là con vật huyền thoại, là cóc vàng có 3 chân biểu tượng của Thần Tài, của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc, và là biểu tượng dùng để biến hung thành cát trong công việc.
Cóc vàng 3 chân được doanh nhân chuyên dùng trang trí ở những khi vực để tăng cường tài lộc. Bởi lẽ Thiềm Thư được tương truyền là con vật chỉ ăn vào mà không biết tiết ra, nên nó tượng trưng cho tài lộc, giảm thiểu rủi ro. Biểu tượng Thiềm Thư ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà, là biểu tượng của sự may mắn rất được doanh nhân chọn làm biểu tượng đặt trên bàn làm việc.
Thiềm Thư còn đại diện cho mặt trăng, bởi những hoa văn trên mình nó giống như mặt trăng dùng để quan sát về đêm. Nó mang ý nghĩa giúp doanh nhân phòng tránh được những thủ đoạn, mánh khóe của đối thủ trong kinh doanh, trao đổi làm ăn.
Cóc vàng ba chân thường được bày trên bàn làm việc của doanh nhân, hoặc trong phòng khách, văn phòng, trên bàn thờ Thần Tài và trên két bạc để vượng tài lộc.
19. Tỳ Hưu
Những doanh nhân mê phong thủy cũng thường chọn cho mình biểu tượng Tỳ Hưu khi muốn gia tăng tài lộc và hóa giải tà khí trong kinh doanh.
Theo truyền thuyết, Tỳ hưu là một loại thú có sừng, có bờm uốn cong rất dài nên còn có tên gọi là “Hươu Trời”, hai cái sừng của nó có tác dụng “trừ tà”, về sau có xu hướng phát triển thành con thú một sừng. Người ta nói rằng Tỳ Hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ, không những đem tài lộc mà còn có tác dụng hóa giải sát khí của sao Nhị- Ngũ hành Thổ vốn đem lại tai họa về bệnh tật, nên đây là vật khí dùng để bổ trợ cho vị trí- phong thổ nhà ở, văn phòng công ty rất hiệu quả.
Doanh nhân thường chọn đặt Tỳ Hưu trên bàn làm việc, hoặc ở các huyệt tài lộc trong công ty và phải hướng đầu ra cửa chính hoặc cửa sổ để cầu mong mọi sự như ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét